Các tai biến và biến chứng khi nhổ răng khôn

Chỉ định nhổ bỏ răng khôn là chỉ định khá thường xuyên, tuy nhiên nhổ răng khôn là một trong những thủ thuật được đánh giá mực độ nguy hiểm cao (tiểu phẫu loại 1). Khi nhổ răng số 8 thì những biến chứng vẫn có thể xảy ra nếu bác sĩ thực hiện không đúng quy trình, tay nghề bác sĩ không cao hay không có nhiều kinh nghiệm. Những biến chứng này có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi nhổ răng khôn.
1. Răng khôn là gì?
Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 16-30 tuổi.

Răng khôn mọc lệch

2. Biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng, tại vị trí này sẽ bị chảy máu và bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắn gòn cầm máu liên tục trong những giờ sau đó, tình trạng này sẽ hết sau khi nhổ răng một vài giờ. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kéo dài nghiêm trọng có thể là vết rách quá to, và sâu, chóp chân răng bị gãy và để sót lại các tổ chức hạt… hoặc là do bác sĩ đã bỏ qua một số bệnh lý của bệnh nhân ở giai đoạn chẩn đoán như Hemophilia, giảm tiểu cầu,...Khi máu chảy tử ổ răng sau nhổ ồ ạt hoặc rỉ rả trên 6 giờ thì bạn cần hết sức lưu ý. Biến chứng khi nhổ răng số 8 này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Việc bạn cần làm lúc này là cắn chặt bông để cầm máu và thông báo với bác sĩ để làm những thủ thuật chuyên khoa khi cần.
2.1. Chảy máu kéo dài sau nhổ răng
- Sau khi nhổ răng, tại vị trí này sẽ bị chảy máu và bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắn gòn cầm máu liên tục trong những giờ sau đó, tình trạng này sẽ hết sau khi nhổ răng một vài giờ. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kéo dài nghiêm trọng có thể là vết rách quá to, và sâu, chóp chân răng bị gãy và để sót lại các tổ chức hạt… hoặc là do bác sĩ đã bỏ qua một số bệnh lý của bệnh nhân ở giai đoạn chẩn đoán như Hemophilia, giảm tiểu cầu,...
Cháy máu kéo dài sau khi nhổ răng khôn
- Khi máu chảy tử ổ răng sau nhổ ồ ạt hoặc rỉ rả trên 6 giờ thì bạn cần hết sức lưu ý.
- Biến chứng khi nhổ răng số 8 này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Việc bạn cần làm lúc này là cắn chặt bông để cầm máu và thông báo với bác sĩ để làm những thủ thuật chuyên khoa khi cần.
2.2. Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng
Tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng thường do giai đoạn vệ sinh dụng cụ nhổ răng không triệt để, bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân chưa sạch và thao tác chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng của chính bệnh nhân thực hiện chưa đúng.
Viêm ổ răng: có 2 hinh thái:
- Viêm ổ răng ướt: có những biểu hiện của nhiễm trùng như sốt, sưng đau má, nửa mặt cùng bên, có hạch to, ấn đau vùng lân cận, lợi tại chỗ nhổ sưng đỏ. đặc biệt là khi ổ răng sau nhổ có nhiều giả mạc hay dịch mủ chạm đau.
- Viêm ổ răng khô: có những biểu hiện của việc chậm như đau tại ổ răng, có khi dữ dội theo mạch đập, ổ răng thấy một hốc rỗng, lộ xương ổ răng , mùi hôi.
Bạn có thể phòng biến chứng sau khi nhổ răng số 8 trường hợp này bằng các biện pháp đơn giản như súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa của bạn để có cách xử trí phù hợp nhất với tình trạng hiện tại nhé !
2.3. Đau kéo dài bất thường
Đau đớn kéo dài bất thường là một trong những biến chứng sau khi nhổ răng số 8. Đây là một biến chứng gây đau đớn cho bệnh nhân. Ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Nguyên nhân của biến chứng đau đớn kéo dài bất thường là :
- Răng nhổ không đúng kỹ thuật gây đè ép, tổn thương đến xương ổ răng và vùng quanh răng.
- Phẫu thuật mở xương quá lớn hoặc mở xương không đủ, nước làm mát cũng như mũi khoan có tốc độ quá cao.
- Nguyên nhân gây đau do sau nhổ răng bệnh nhân bị viêm huyệt ổ răng ở thể mủ hoặc
thể khô.
2.4. Viêm mô tế bào vùng hàm mặt:Đây là một tai biến nặng, sự viêm tấy có thể lan rộng ra vùng hàm dưới và thành sau họng và gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.
2.5. Đau, tê bì, dị cảm ở vùng dây thàn kinh chi phối
Trong những trường hợp nhổ răng khôn hàm dưới quá thô bạo, hoặc ống răng dưới nằm quá sát chân răng khôn hàm dưới mà nha sĩ không phát hiện ra, dẫn tới không lựa chọn phương pháp nhổ bỏ răng khôn phù hợp, dây thần kinh răng dưới có thể bị tổn thương dẫn tới tê môi, loạn cảm giác môi sau khi nhổ răng khôn hàm dưới, đây được đánh giá là biến chứng hay gặp và nguy hiểm, khó khắc phục nhất khi nhổ bỏ răng khôn
2.6. Thủng xoang hàm trên
Thủng xoang hàm trên là tai biến nặng nề khi nhổ răng khôn hàm trên. Xoang hàm trên là một cấu trúc rỗng, có vai trò thông khí hô hấp và cộng hưởng giọng nói. Xoang hàm trên nằm tương đối sát các chân răng 6, 7 hàm trên và nằm rất sát chân răng số 8 hàm trên, chỉ cách một bản xương mỏng.
Trong những trường hợp nhổ răng khôn hàm trên thô bạo có thể làm vỡ bản xương này dẫn tới thông xoang – miệng (thủng xoang hàm) là một biến chứng nguy hiểm và nặng nề.
2.7. Shock phản vệ
Đây là biến chứng vô cùng nặng nề và đe dọa tử vong rất cao, shock phản vệ không chỉ gặp khi nhổ răng khôn mà nó có thể gặp cho bất cứ điều trị nào có sử dụng thuốc. Đây là biến chứng đáng sợ nhất, biến chứng này rất ít gặp (tỉ lện 1/10.000), tuy nhiên khi đã xẩy ra thì tỉ lệ tử vong đến 80%, do đó nhổ răng khôn cần được thực hiện theo một quy trình vô cùng nghiêm ngặt để loại bỏ nguy cơ shock phản vệ xảy ra.Nhổ răng khôn luôn là một trong những thủ thuật gây e sợ nhất với nhiều người ! Nếu bạn không mọc răng khôn hoặc răng khôn của bạn không cần phải nhỏ, thì chúc mừng bạn đã trong một nửa dân số may mắn. Còn nếu không may thì cũng đừng vội lo lắng nhé, hãy đến với chúng tôi, Phòng khám Đa khoa Anh Dũng sẽ giúp bạn yên tâm hoàn toàn bằng kinh nghiệm và sự tận tụy của mình !
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi, Phòng khám Đa khoa Anh Dũng luôn sẵn lòng giải đáp giúp các bạn!

Copyright 2024 © Bảo lưu mọi quyền hạn. Phòng Khám Đa Khoa Anh Dũng