1. Đau dây thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.
Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.
2.Triệu chứng của đau thần kinh tọa
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan
tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón
chân
- Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: Tổn
thương rễ L4 đau đến khoeo chân; tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận
hết ở ngón chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lòng bàn chân (gan
chân) tận hết ở ngón V (ngón út). Một số trường hợp không đau cột sống thắt
lưng, chỉ đau dọc chân.
- Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi
lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: đau tăng khi ho, rặn, hắt hơi
- Cảm giác tê bì: Châm chích hoặc râm ran dọc theo đường đi của dây thần kinh
- Có thể có triệu chứng yếu cơ. Giai đoạn muộn có teo cơ, hạn chế vận động
3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh lý này
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau dây thần kinh tọa. Khi đĩa đệm bị thoát vị, chúng có thể chèn ép dây thần kinh tọa, gây viêm và đau.
- Chấn thương cột sống: Các tai nạn hoặc chấn thương vùng cột sống có thể làm tổn thương dây thần kinh tọa.
- Gai xương: Gai xương hình thành do quá trình lão hóa tự nhiên có thể chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau.
- Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê bị căng hoặc co thắt sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh tọa, gây ra các cơn đau.
- Tiểu đường: Tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh tọa.
4. Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.
Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.
Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.
5. Các kỹ thuật chẩn đoán đau dây thần kinh tọa
5.1. Thăm khám với bác sĩ
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng gần đây của bạn để sàng lọc các nguy cơ. Điều này giúp bác sĩ quyết định có cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để xác định tình trạng bệnh lý chính xác hơn.
Kiểm tra vị trí đau do tổn thương dây thần kinh tọa tại PK ĐKAD
5.2. Kiểm tra khả năng vận động
Phương pháp kiểm tra này giúp xác định mức độ, vị trí và nguyên nhân khiến bạn bị đau. Các động tác kiểm tra có thể bao gồm:
- Đi kiễng gót chân để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân.
- Nâng chân thẳng để xác định chính xác các dây thần kinh bị ảnh hưởng và xác định xem bạn có gặp vấn đề về đĩa đệm hay không.
- Các động tác kéo căng và chuyển động khác để xác định cơn đau và kiểm tra độ linh hoạt và sức mạnh của cơ.
5.3. Chẩn đoán hình ảnh
Để tăng mức độ tin cậy, nhất là với trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thêm các kiểm tra hình ảnh như:
- Chụp X-quang cột sống để kiểm tra vị trí của các đốt sống, gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem hình ảnh chi tiết của đĩa đệm và các mô mềm bao quanh cột sống.
- Điện cơ đồ (EMG) để kiểm tra mức độ di chuyển của các xung điện qua dây thần kinh tọa và phản ứng của các cơ.
- Chụp tủy đồ để xác định xem đốt sống hoặc đĩa đệm có gây chèn ép tủy, từ đó gây ra cơn đau hay không.
6. Điều trị bệnh lý đau dây thần kinh tọa
6.1. Điều trị tây y
Các loại thuốc Tây y điều trị đau dây thần kinh tọa có tác dụng giảm đau rất nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một số loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh là:
- Thuốc giảm đau tạm thời như Acetaminophen, Paracetamol,... được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị đau dây thần kinh tọa cấp tính.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, aspirin, naproxen,... sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc giãn cơ như Decontractyl, Mydocalm,... được kê đơn điều trị nếu người bệnh có triệu chứng co cứng cơ vùng thắt lưng.
- Vitamin nhóm B như vitamin B, vitamin B12,...giúp cải thiện chức năng và độ chắc khỏe cả các dây thần kinh
- Tiêm corticosteroid được tiến hành băng cách tiêm qua màng cứng giúp giảm đau nhanh chóng. Loại thuốc tiêm này chỉ được sử dụng cho những trường hợp đau nhức nặng và không giảm đau được bằng các loại thuốc ở trên.
Các loại thuốc Tây y điều trị đau dây thần kinh tọa nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, suy giảm chức năng gan thận,... Vì vậy, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý thay đổi và kéo dài thời gian dùng thuốc.
6.2. Vật lý trị liệu
Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng của cơ quan này và hạn chế tình trạng chấn thương tiếp tục diễn ra. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là:
- Vận động trị liệu: Tác dụng điều chỉnh lại tư thế của người bệnh giúp cải thiện độ linh hoạt và sức khỏe của cơ bắp để hỗ trợ vùng lưng.
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng hoặc chườm lạnh tại vùng bị có dây thần kinh bị tổn thương giúp đẩy lùi cơn đau nhức một cách hiệu quả.
- Đeo đai lưng: Hạn chế gây áp lực lên cột sống khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Xoa bóp, ấn huyệt và châm cứu: Phương pháp điều trị này sẽ tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp thư giãn cơ thể và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
.jpg)
Châm cứu cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa tai PKĐK Anh Dũng
- Chiếu tia laser hoặc sóng cao tần: Đây là phương pháp vật lý trị liệu cần áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong y học nên mức chi phí khá cao, vì vậy chúng chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết.
- Nắn xương khớp: Có tác dụng phục hồi khả năng chuyển động của cột sống khá an toàn, được áp dụng cho những trường hợp cột sống bị hạn chế vận động
6.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh đau dây thần kinh tọa rất ít khi được áp dụng. Cách này chỉ được chỉ định thực hiện khi người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa và tình trạng bệnh nặng nguy cơ phát sinh biến chứng.
7. Phòng ngừa
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.
- Sử dụng cơ thể tốt: hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.
#phongkhamdakhoanhdung , #DieutriYHCTtaitienhai, #Đau dây thần kinh tọa