Sẹo lồi vành tai: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Sẹo lồi vành tai là gì?
Sẹo lồi là những nốt dạng sợi cứng, là lớp biểu bì da được đẩy lên, trồi ra ngoài do sự dư thừa collagen. Nó thường được hình thành sau khi bạn gặp các chấn thương ở tai hoặc sau khi xỏ lỗ tai. Tùy vào khu vực tổn thương mà sẹo lồi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau: vành tai, lỗ tai, sụn tai, dái tai…
2. Nguyên nhân gây sẹo lồi vành tai
Sẹo lồi có thể hình thành do bất kỳ tổn thương nào trên da. Tai của bạn có thể gặp những tổn thương do:
- Xỏ lỗ tai: Mô mềm sinh ra phản ứng viêm với kim loại cùng với sự tích tụ vi khuẩn khiến da sưng phù và dễ bị sẹo.
- Mụn nhọt: Một số ít TH bị nổi u nhọt (mụn trứng cá, mụn thịt…) ở tai nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ dễ để lại “tàn tích” sẹo thâm, mảng da thô cứng dị dạng.
- Bệnh thủy đậu: Những túi dịch nước do bệnh này gây nên đa phần đều làm da bị tổn hại nặng. Kéo theo đó là khả năng điều tiết collagen bị rối loạn khiến mô mềm tăng trưởng quá mức.
- Phẫu thuật không đảm bảo: những can thiệp “dao kéo” ở vùng tai (cấy ghép sụn, tạo hình vành tai…) nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra nhiễm trùng, hệ quả đi kèm là hoại tử, biến dạng, sẹo lồi…
- Nguyên nhân khác: bỏng da, di truyền, miễn dịch kém, dinh dưỡng mất cân bằng…
3. Biểu hiện sẹo lồi ở tai
Khác với sẹo bình thường, những vết sẹo lồi có bề mặt cao hơn hẳn vùng da xung quanh và có mảng màu khác biệt. Đây là vết sẹo cứng chắc, chồi hẳn lên trên, bề mặt mịn, gây ngứa và làm biến dạng thẩm mỹ.
4. Sẹo lồi ở tai có nguy hiểm không?
Về cơ bản sẹo lồi vành tai là một tổn thương da lành tính, nó không nguy hại đến tính mạng hay tổn hại trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên mang loại sẹo này lại gây phiền toái, gây khó chịu và đặc biệt là điều trị không hề dễ dàng.
Do tổn thương liên quan đến sụn vành tai và da bám dính sụn nên khi bị sẹo lồi phát triển, xâm lấn... làm thành những khuyết da nơi cắt sẹo lồi rất khó khâu đóng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sẹo lồi vành tai dễ tái phát trở lại.
Sẹo lồi còn có sức phát triển rất mãnh liệt, với vết sẹo nhỏ nếu không điều trị ngày từ đầu thì vết sẹo có thể bị lan to gấp 20, 30 lần lúc đầu.
5. Các cách chữa sẹo lồi ở tai hiệu quả nhất hiện nay
Sẹo lồi to có thể làm biến dạng vành tai, làm ảnh hưởng đến tâm lý người bị sẹo, đôi lúc gây ngứa, đau rát rất khó chịu. Tuy nhiên vẫn có một số phương pháp để khắc phục tình trạng này. Đặc biệt, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn.
Phẫu thuật sẹo lồi ở vành tai
Phương pháp giúp khắc phục triệt để nhân xơ, chai sần sẹo lồi lâu năm. Với kỹ thuật khâu mổ tỉ mỉ kết hợp chuyển vạt da hoặc ghép da, các bác sĩ sẽ làm phẳng các mô sẹo lồi. Qua đó, giúp vùng da tai đều màu, tự nhiên hơn.
Phẫu thuật trị sẹo lồi ở tai được xem là giải pháp tối ưu, loại bỏ tận gốc các mô sợi collagen tăng sinh vượt mức, ngừa sẹo tái phát.
Đối tượng thích hợp để phẫu thuật cắt sẹo lồi
- Trường hợp sẹo to, phức tạp, tạo thành mảng lớn tại vùng tai.
- Sẹo co kéo, biến dạng.
- Đã chữa trị bằng các phương pháp khác mà không có hiệu quả.
Ưu điểm:
Khắc phục toàn bộ sẹo co kéo có kích thước lớn
Thời gian thực hiện và hồi phục nhanh
Loại bỏ tối đa khả năng tái phát sẹo
Hiệu quả đạt được chỉ sau 1 lần thực hiện, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Các phương pháp không phẫu thuật
Có một số biện pháp điều trị không phẫu thuật bạn có thể thử. Mặc dù có thể không loại bỏ hoàn toàn sẹo lồi nhưng các phương án này có thể giúp thu nhỏ đáng kể sẹo lồi.
Chích corticoid
Bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào sẹo lồi để giúp thu nhỏ nó, giảm triệu chứng và làm nó mềm đi. Bạn sẽ được tiêm mỗi 3 đến 4 tuần cho đến khi có cải thiện.
Khoảng 50 đến 80 phần trăm sẹo lồi co nhỏ lại sau khi điều trị tiêm thuốc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người bị tái phát trong vòng 5 năm sau đó.
Liệu pháp đông lạnh
Liệu pháp đông lạnh sẽ làm đông lạnh sẹo lồi. Phương pháp này hiệu quả nhất nếu kết hợp với các điều trị khác, đặc biệt là tiêm thuốc. Bác sĩ có thể sử dụng từ 3 đợt liệu pháp đông lạnh trở lên, trước hay sau liệu trình tiêm thuốc.
Điều trị bằng laser
Điều trị laser có thể làm giảm kích thước và phai màu sẹo lồi. Cũng như phần lớn điều trị khác, điều trị laser thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác.
Buộc thắt
Đây là một thủ thuật dùng chỉ phẫu thuật buộc quanh gốc của sẹo lồi. Qua thời gian, chỉ sẽ cắt vào sẹo lồi và làm chúng rời ra. Bạn sẽ cần phải buộc chỉ mới mỗi 3 đến 4 tuần cho tới khi sẹo lồi rời ra ngoài.
6. Làm cách nào để phòng ngừa sẹo lồi vành tai?
Sẹo lồi rất khó để điều trị hoàn toàn. Nếu bạn có cơ địa sẹo lồi thì cần làm theo các hướng dẫn sau để giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi:
- Nếu bạn cảm thấy da xung quanh chỗ bấm lỗ tai dày lên thì cần có can thiệp ngay để ngăn ngừa sẹo lồi. Tháo khuyên tai và hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng bông tai áp lực.
- Nếu bạn từng có sẹo lồi vành tai thì đừng bấm lỗ tai nữa.
- Nếu có ai trong gia đình bị sẹo lồi thì hãy gặp bác sĩ da liễu để tư vấn trước khi bấm lỗ tai, xăm mình hay phẫu thuật thẩm mỹ.
- Nếu bạn biết bạn bị sẹo lồi và cần phải phẫu thuật thì hãy thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể sử dụng các kĩ thuật đặc biệt để làm giảm nguy cơ.
- Chăm sóc kĩ lưỡng vết bấm lỗ tai hay vết thương. Giữ vết thương sạch có thể giúp giảm nguy cơ tạo sẹo.
Bài viết được thực hiện bởi phòng khám đa khoa Anh Dũng Tiền Hải, Thái Bình

Copyright 2024 © Bảo lưu mọi quyền hạn. Phòng Khám Đa Khoa Anh Dũng